Translate

Hỗ Trợ Trực Tuyến
Donghanhviettravels giamdocdonghanhviettravel dieuhanhdonghanhviet
kinhdoanhdonghanhviet infodonghanhviettravel huynhtamdonghanhviet

Tour Phổ Biến

TÂY NINH - TOÀ THÁNH CAO ĐÀI

Tòa thánh Tây Ninh nằm cách trung tâm thị xã Tây Ninh khoảng 5km về hướng đông, được khởi công xây dựng năm 1936. Đây là một công trình kiến trúc nghệ thuật nổi tiếngvà là trung tâm hành đạo chính của đạo Cao Đài ở Tây Ninh, tọa lạc trong một khuôn viên có diện tích khoảng 1km, có tường rào bao bọc xung quanh.
Tòa thánh Tây Ninh
Trong khu thánh thất Cao Đài có nhiều điện thờ, nhà làm việc, nhà ở. Nổi bật trong quần thể kiến trúc là đền Thánh, theo kiến trúc của nhà thờ Công giáo có chiều dài 100m với hai tháp cao. Phía trước đền Thánh, trên cao là hình Thiên Nhãn, biểu tượng của đạo Cao Đài. Kiến trúc tòa thánh từ ngoài vào trong thể hiện sự hài hòa giữa mỹ thuật kiến trúc Á Đông và phương Tây với những hàng cột rồng rực rỡ kiểu cung điện, các vòm mái và hoa văn trang trí khéo léo, tinh xảo.
Tại đây, còn có một số kiến trúc đẹp khác như cổng Chánh Môn, các tháp mộ, đền thờ Phật mẫu, đặc biệt là Bá Huê Viên với nhiều cây cảnh và các loài hoa đẹp. Hàng năm, nơi đây có lễ hội vía Đức Chí Tôn vào ngày 9 tháng giêng âm lịch và lễ vía Đức Diêu Trì Kim Mẫu vào ngày rằm tháng 8 âm lịch thu hút rất nhiều du khách thập phương tham dự. Bên cạnh đó, du khách còn có dịp đến chợ Long Hoa - một chợ lớn nhất ở Tây Ninh để thưởng thức những thực phẩm chay phong phong, độc đáo và rất ngon miệng.
Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh
Lịch sử
Đạo Cao Đài làm lễ ra mắt ở Tây Ninh vào ngày 15 tháng 10 năm Bính Dần, tức ngày 19/11/1926 tại chùa Thiền Lâm còn gọi là Từ Lâm Tự hay chùa Gò Kén. Sau này chức sắc, tín đồ của Đạo đều xem ngày này là ngày “Hoàng khai Đại đạo”. Năm 1933, bắt đầu xây dựng Toà thánh, và hoàn thành vào năm 1947.


Kiến trúc
Khuôn viên Tòa thánh có diện tích khoảng 100 ha, có tường rào xây bao quanh với 12 cổng theo lối kiến trúc Tam quan. Mười hai cổng này tượng trưng cho 12 con giáp. Trong tổng thể nội ô Tòa thánh có gần 100 công trình lớn nhỏ và những con đường rộng thênh thang. 
Từ cửa Chánh Môn nhìn về hướng Đông là khu trung tâm Đền thánh Cao Đài. Với 3 Bửu tháp của ba vị Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh. Công trình này được chạp đắp nhiều hoa văn, hoạ tiết tinh tế. Trên thảm cỏ xanh, tượng Si Đạt Ta ngồi trên lưng ngựa đi tìm đạo. Trước đền thánh là một sân rộng có cây Bồ đề toả nhánh bên cây cột phướn. Hai khán đài hai bên được gọi là sân Đại Đồng Xã, là nơi để bà con tín đồ và khách hành hương về xem rước Cộ mẫu vào mỗi kỳ Đại lễ. Vào dịp Vía Đức Chí Tôn mùng 9 tháng Giêng, đây còn là nơi trưng bày những gian triển lãm. Mỗi gian đều thiết kế tượng hình thật sinh động, mô tả sự tích xưa thể hiện lòng Trung, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín của người xưa.

Đền thánh là nơi thờ tự Đức Chí Tôn cùng các vị Giáo chủ, Thần, Thánh đứng đầu Tam Giáo, Ngũ chi theo quan niệm của giáo lý Cao Đài. Ngôi Đền thánh uy nghi nằm chếch về góc phía Tây Bắc gần cửa Hòa Viện, mặt tiền hướng Tây. Kiến trúc mặt ngoài của Tòa thánh gần như một nhà thờ Gia tô giáo. Hai tháp phía trước là 2 tháp chuông trống cao 27 m. Tháp chuông hình vuông, gồm 5 tầng cao 36m trong lầu treo trống gọi là “Lôi Âm Cổ”. Lầu chuông đối xứng với lầu trống, bên trong treo chuông gọi là Bạch Ngọc Kim Chung. Hai lầu này được gọi là Hiệp Thiên Đài. Hiệp Thiên Đài là cầu nối với trần tục (Cửu Trùng Đài) và Thần Linh Tiên Phật (Bát Quái Đài). Giữa hai tháp là một kiến trúc 3 tầng có sự kết hợp hài hoà những chi tiết biểu trưng của các loại hình kiến trúc tôn giáo. Tầng trệt có 4 cột gọi là Long trụ chống đỡ ban công có tượng ông Thiện và ông Ác hai bên. Ở khoảng giữa của đền thánh là Cửu Trùng Đài, nền có 9 bậc, mỗi bậc cao dần 20cm. Từ khoảng cách phần nền Hiệp Thiên Đài đến Bát Quái Đài có độ cao chênh nhau 1,8m. Khu vực này là khu hành lễ của tín đồ. Ở giữa Cửu Trùng Đài có 7 ngai, chạm trổ, sơn son thếp vàng, đây là nơi chầu của Giáo Tông, Chưởng Pháp và Đầu Sư thái – Thượng – Ngọc. Trên nóc Cửu Trùng Đài có tháp gọi là Nghinh Phong Đài cao 17m, gồm hai tầng tháp, trên tròn dưới vuông, mái bán cầu tượng trưng cho trời tròn đất vuông. Trên đỉnh đặt tượng hình Long Mã phụ hà đồ theo truyền thuyết cổ Trung Hoa. Bát Quái Đài gồm: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Chính giữa thờ Thiên Nhãn vẽ trên quả địa cầu có bán kính 3,30m. Tháp sau, trên vị trí Bát Quái Đài cao 19m, chia làm 5 tầng trên nền hình Bát Quái, bên trên có Bửu Tháp có tượng Tam vị Nhất thể theo truyền thuyết Ấn Độ là: Chrisna, Brahma và thần Siva.


Đền thánh có bề ngang rộng 22m, dài 93m, cũng được chia thành 3 không gian là Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài, Bát Quái Đài theo như mô hình tổ chức của Đạo Cao Đài. Mái bê tông giả ngói, mỗi bên lại giật thành 3 cấp mái tạo nên cảm giác lâu đài, đình tạ nguy nga. Bên trong, dưới mái là trần bê tông cũng được tạo hình vòm mô phỏng bầu trời chi chít các vì tinh tú. Lòng nhà rộng, trần cao, trang trí trên trần mỗi gian là “Lục long du hành bất tuất” ở giữa, hai bên với ổ tam linh (rồng, phượng, lân). Hai hàng cột lớn đắp rồng càng làm tăng vẻ uy nghiêm. Mở đầu của giáo đường là ba tượng lớn (cao hơn 2m) ở giữa là Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, bên trái là tượng Thích Thượng Sanh Cao Hoài San cầm phất chủ, bên phải là Thượng Phẩm Cao Huyền Cư dáng đạo nhân cầm quạt. Cả ba tượng áp lưng vào Hiệp Thiên Đài, đứng trên Thất đầu xà với 3 đầu hướng lên biểu tượng: Hỷ, Ái, Lạc và 4 đầu hướng xuống biểu tượng cho Nộ, Ai, Ố, Dục. Phần giáo đường chia 9 cấp để định vị theo thứ bậc khi ngồi nghe giảng đạo (dưới Cửu Trùng Đài). Tiếp tới là Y Môn, trên đó có có hình nổi của các thần được thờ, trung tâm từ trên xuống là Phật, Lý Bạch, chúa Giêsu, Khương Tử Nha; bên trái từ trong ra là Khổng Tử rồi Quan Công; bên phải là Lão Tử rồi Quan Âm. Nền sau Y Môn có 12 cấp, 8 mặt trên đó đặt quả cầu vũ trụ (đường 3.66m) có điểm tinh tú làm nền cho con mắt nhìn ra. Hình thức con mắt cũng rất phổ biến tại giữa các cửa trổ ở các gian, vì con mắt là cửa tâm hồn “Nhãn Thị Chủ Tâm”, cần phải thấy được bản lĩnh thể chân tâm để bước vào thiện nghiệp.
Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh là một công trình kiến trúc đẹp, tinh xảo. 

THÔNG TIN CHUYỂN KHOẢN

TÊN TÀI KHOẢN

SỐ TÀI KHOẢN

NGÂN HÀNG

DZOÃN TIẾN ĐẠT

182086999

ACB – Phòng GD Thanh Đa

DZOÃN TIẾN ĐẠT

4214 9435 1428 4673

ACB – TP.Hồ Chí Minh

DZOÃN TIẾN ĐẠT

190 24477236 001

TECHCOM BANK BÌNH THẠNH

DZOÃN TIẾN ĐẠT

711A 21 56 12 02

VIETIN BANK CHI NHÁNH 4

DZOÃN TIẾN ĐẠT

04001012919753

MARITIME BANK - CN HCM

DZOÃN TIẾN ĐẠT

0531002465645

VIETCOMBANK – CN ĐÔNG SÀI GÒN

Công Ty TNHH Du Lịch Đồng Hành Việt Sài Gòn

060054459141

SACOMBANK – CN BÌNH THẠNH

1.Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản tới tài khoản của ngân hàng Dong Hanh Viet Saigon Travel như sau: (khách hàng chịu phí chuyển khoản Ngân hàng)

2. Việc thanh toán được xem là hoàn tất khi Dong Hanh Viet Saigon Travel nhận được đủ tiền trước lúc khởi hành 3 ngày (ngày làm việc) hoặc theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên.

3. Bất kỳ mọi sự thanh toán chậm trễ sẽ dẫn đến việc tự động hủy bỏ việc đăng ký chương trình du lịch (khách lẻ) và giải quyết theo hợp đồng đã ký (khách đoàn).